- Currently 5/5
- 08/08/2024
- By: Admin
- Danh mục: Tin Tức
- lượt xem
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang hướng tới sự phát triển bền vững, gạch không nung nổi lên như một giải pháp tiên tiến và thân thiện với môi trường.
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang hướng tới sự phát triển bền vững, gạch không nung nổi lên như một giải pháp tiên tiến và thân thiện với môi trường. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động đến môi trường.
1. Gạch không nung là gì?
Gạch không nung, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tại Việt Nam như gạch block, gạch bê tông gạch block bê tông, gạch bê tông cốt liệu là một loại vật liệu xây dựng đang ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù có lịch sử lâu đời trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, loại gạch này vẫn còn khá mới mẻ và chỉ mới được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây.2. Đặc điểm chính của gạch không nung:
Nguyên liệu sản xuất:
- Chủ yếu từ cát, đá mạt, xi măng và một số phụ gia.
- Không sử dụng đất sét như gạch truyền thống.
Tuy về bản chất gạch không nung khác biệt hoàn toàn với những loại gạch thông thường khác bởi quá trình tạo hình không cần nung nóng thế nhưng chất liệu này vẫn đảm bảo đầy đủ các chỉ số cơ học cũng như tiêu chuẩn sử dụng được quy định như cường độ nén, độ hút nước, độ uốn, độ rắn… Bên cạnh đó, vì những phản ứng hoá đá trong hỗn hợp tạo gạch nên chất liệu này sẽ tăng dần độ bền theo thời gian.
Quy trình sản xuất:
- Trộn nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định.
- Đưa hỗn hợp vào khuôn và nén ép bằng máy với áp lực cao.
- Để gạch tự khô tự nhiên hoặc sấy nhanh ở nhiệt độ thấp.
- Thường có dạng khối rỗng hoặc đặc.
- Kích thước gạch không nung sử dụng cho các công trình phụ: 390x190x150mm
- Kích thước gạch không nung sử dụng cho các hạng mục trong nhà (thường có kích thước bằng với gạch tuynel) như: 220x105x60mm, 210x100x60mm, 50x85x170mm (Gạch đặc hoặc gạch 02 lỗ); 220x150x106mm, 75x115x175mm(gạch 06 lỗ)
- Kích thước gạch không nung rỗng: 390x190x190mm, 390x150x190mm, 400x200x200mm, 400x100x200mm…được sử dụng phổ biến hiện nay.
3. Ưu điểm nổi bật:
-
Thân thiện với môi trường: Không sử dụng nhiên liệu đốt, giảm phát thải CO2.
-
Tiết kiệm tài nguyên: Không khai thác đất sét, bảo vệ đất nông nghiệp.
-
Chất lượng cao: Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền và khả năng chịu lực tốt có thể thay thế các vật liệu cách nhiệt trên thị trường hiện nay, khả năng chống thấm, chống nước rất tốt với độ hút ẩm <7% hạn chế sự hình thành của rong rêu trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, gạch không nung còn có cường độ chịu lực cao và khả năng cách âm tốt.
-
Đa dạng ứng dụng: Phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng.
-
Hiệu quả kinh tế: Vật liệu gạch không nung không cần trát mạch (chít mạch) và đặc điểm tự động cứng nên không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Điều này giúp đẩy nhanh thời gian thi công cũng như tiết kiệm được khá nhiều sức người.
-
Gạch không nung có thể tái chế: Đây cũng là một ưu điểm vượt trội của nhóm vật liệu xanh trong xây dựng.