2021-05-27
Nắm được mẹo vặt trang trí nội thất bếp có lẽ là phần quan trọng nhất trong việc thiết kế cho gian bếp.
Hiện nay có rất nhiều mẹo vặt trang trí nội thất bếp theo nhiều xu thế. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách bố trí bếp phổ biến nhất và phân tích các ưu – nhược điểm của từng cách bố trí và một số mẹo để hoàn thiện từng kiểu thiết kế. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cách bố trí nhà bếp đúng sẽ tạo ra không gian cho người nội trợ nấu nướng dễ dàng.Mẹo vặt trang trí nội thất bếp kiểu chữ I
Đây là kiểu bố trí bếp thường được sử dụng cho những căn hộ có không gian nhỏ, tất cả các thiết bị và đồ dùng bếp được bố trí trên một mặt tường. Mạch di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác được thực hiện trên một đường thẳng. Bồn rửa được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển nhiều, tạo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Các vật dụng với cách bố trí này thậm chí còn được “giấu” sau những cánh cửa trượt hay cửa cánh để giảm thiểu sự hỗn loạn về thị giác trong không gian nhỏ.
Nhược điểm của cách bố trí này chính là giới hạn về diện tích sử dụng, vì đặt bồn rửa và bếp trên cùng một bề mặt nên thách thức đặt ra là không có nhiều không gian cho việc chuẩn bị thức ăn. Kích thước cho các món đồ vì thế cũng bị giới hạn. Sử dụng bàn ăn và bàn đảo di động là giải pháp chung được đưa ra.
Hiện nay, cách bố trí kiểu chữ I được sử dụng ngày càng phổ biến không chỉ dành cho những căn nhà có diện tích nhỏ. Với kiểu bố trí gian bếp một mặt kết hợp với bàn đảo tạo cái nhìn hiện đại hơn cho không gian.
Trang trí nội thất bếp kiểu chữ I
Mẹo vặt trang trí nội thất bếp kiểu Galley
Được bố trí như một hành lang nấu ăn, các thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí 2 bên tường với một lối đi ở giữa. Kiểu bố trí bếp song song là cách bố trí bếp hiệu quả và phổ biến hiện nay. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cách bố trí kiểu này tại các nhà hàng bởi chúng cho phép nhiều người tham gia vào việc nấu nướng.
Cách bố trí mang lại hiệu quả vì giúp giảm thiểu được khoảng cách giữa ba khu vực của tam giác chức năng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp. Khoảng cách lý tưởng giữa hai bức tường là 1m2. Nhược điểm của cách bố trí này là khó kết hợp với khu vực ăn uống (bàn ăn) và giới hạn tương tác giữa người nội trợ và các thành viên khác.
Trang trí nội thất bếp kiểu Galley
Mẹo vặt trang trí nội thất bếp kiểu chữ L
Theo xu hướng tạo không gian mở cho gian bếp, kiểu bố trí kiểu L cho gian bếp càng trở nên phổ biến. Bếp được bố trí 2 bức tường vuông góc, liền kề, độ dài không quá lệch nhau. Giữa gian bếp và khu vực sinh hoạt chung không tồn tại bất cứ bức tường ngăn cách nào . Cách bố trí này giúp người đầu bếp có thể trò chuyện với những thành viên khác trong quá trình chuẩn bị cho bữa ăn. Nhược điểm lớn nhất của cách bố trí này chính là việc phải di chuyển nhiều trong quá trình nấu ăn.
Trang trí nội thất bếp kiểu chữ L
Mẹo vặt trang trí nội thất bếp kiểu chữ U
Cách bố trí kiểu chữ U cung cấp nhiều không gian cho hệ lưu trữ, giúp bạn có thể phân chia các khu vực chuyên cho từng loại vật dụng. Cũng giống như kiểu bố trí chữ L, hãy tạo ra góc tam giác làm việc gồm tủ lạnh – bồn rửa và bếp để tạo sự thuận tiện tối đa trong quá trình chuẩn bị và chế biến món ăn.
Một mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy tận dụng mọi không gian trong khu bếp với những thiết kế kệ mở để tăng công năng sử dụng.
Trang trí nội thất bếp kiểu chữ U
Mẹo vặt trang trí nội thất bếp kiểu chữ G
Kiểu bố trí chữ G là “phiên bản nâng cấp” từ kiểu chữ U. Thêm một mặt tường nữa, phần này thường là bàn đảo. Bàn đảo này không quá dài vì sẽ ảnh hưởng đến lối đi, làm cho việc đi lại trở nên khó khăn. Nhưng bàn đảo cũng không nên quá ngắn để đảm bảo có thể cung cấp chỗ ngồi cho vài người ngồi một lúc.
Một lưu ý khác khi chọn cách bố trí cho bếp là đảm bảo nguồn ánh sáng. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên (nếu có) hoặc bố trí hệ thống chiếu sáng ở những vị trí khác như kệ, tủ chén để tạo cảm giác không gian rộng hơn.
Trang trí nội thất bếp kiểu chữ G
Hy vọng rằng với 5 mẹo vặt trang trí nội thất bếp mà chúng tôi cung cấp bạn sẽ tìm ra được phong cách phù hợp với mình nhưng vẫn mang nét độc đáo và thẩm mỹ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- 5 mẹo vặt phong thủy nhà ở2019-09-21
- Tham khảo mẹo vặt dọn nhà ngày tết2019-09-19
- Cách bố trí nội thất trong nhà tiện lợi2019-09-19
- 4 mẹo vặt trang trí nhà cửa2019-09-18